Molasses.com.vn xin giới thiệu tổng quát về Mật Rỉ Đường (Molasses): Mật rỉ là gì, Molasses được sản xuất từ đâu, thành phần của mật rỉ, ứng dụng của mật rỉ đường, bảo quản mật rỉ, cách thức vận chuyển mật rỉ…

Mật rỉ là gì?

Mật rỉ đường, rỉ mật đường, rỉ mật, rỉ đường… còn được gọi ngắn gọn là mật rỉ, trong tiếng Anh mật rỉ được gọi là molasses - xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha melaço là chất lỏng đặc sánh có màu nâu đến nâu đen, có mùi thơm mật mía, vị ngọt.

Mật rỉ đường là gi

Mật rỉ đường ( molasses )

Mật rỉ được sản xuất ở đâu?

+ Mật rỉ đường là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường, là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường mà từ đó đường không còn có thể kết tinh một cách kinh tế nữa bởi các công nghệ thông thường. Thành phần chính của mật rỉ là đường, chủ yếu là Sacharoze với một ít Glucoze và Fructose.

+ Sản lượng mật rỉ đường bằng khoảng 1/3 sản lượng đường được sản xuất - Hay nói cách khác là: cứ khoảng 100 tấn mía cây đem vào sản xuất thì sẽ cho ra 10 tấn đường và 3-4 tấn mật rỉ.

Thành phần hóa học của mật rỉ đường

+ Thành phần của mật rỉ đường phụ thuộc vào: giống mía, thời gian thu hoạch, thổ nhưỡng, thời tiết và quy trình sản xuất đường của nhà máy đường. Do vậy mật rỉ có thay đổi về thành phần dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc và độ brix (độ đậm đặc).

Thành phần tiêu chuẩn của mật rỉ thường được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.

+ Đường: các loại gluxit hòa tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng chính của mật rỉ, trong đó sucroza chiếm 44%, Fructoza chiếm 13%, Glucoza chiếm 10%, Axit amin chiếm 3%, các chất khác chiếm 30%. Mật rỉ có tỷ lệ đường khử tương đối cao. Trong chu trình kết tinh các loại đường khử tăng lên tới mức mà sucroza không thể kết tinh được nữa bởi vì đường khử làm giảm khả năng hòa tan của sucroza. Các chất khoáng có xu hướng giữ sucroza trong dung dịch, cho nên cân bằng giữa đường khử và chất khoáng sẽ quyết định sản lượng sucroza lý thuyết có từ cây mía. Phần sirô còn lại thường được coi là mật rỉ.

+ Chất hữu cơ không đường: Các chất hữu cơ không phải là đường của mật rỉ quyết định nhiều tính chất vật lý của nó, đặc biệt là độ nhớt dính (độ brix). Nó bao gồm chủ yếu là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa Nitơ và các axit hữu cơ. Nói chung hàm lượng các chất hữu cơ không phải là đường của mật rỉ củ cải đường cao hơn mật rỉ mía. Trong mật rỉ không chứa xơ và lipit. Tỷ lệ protein thô trong mật rỉ mía tiêu chuẩn là rất thấp (3-5%). Trong mật rỉ mía còn có một lượng đáng kể các axit hữu cơ, trong đó chủ yếu là axit acotinic. Mật rỉ cũng chứa một lượng axit béo bay hơi, trung bình khoảng 1,3%.

+ Chất khoáng: Mật rỉ là một nguồn giàu khoáng. Hàm lượng Ca trong mật rỉ mía cao tới 1%, trong khi đó hàm lượng P lại thấp. Mật rỉ mía giàu Na, K, Mg và S, và chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu (7 ppm), Zn (10 ppm), Fe (200 ppm), Mn (200 ppm).

Công dụng của mật rỉ đường

+ Nguyên liệu sản xuất bột ngọt (mì chính)

+ Nguyên liệu sản xuất cồn

+ Nguyên liệu sản xuất men thực phẩm

+ Phụ gia sản xuất chất chống thấm, phụ gia bê tông

+ Sản xuât thức ăn gia súc, nuôi bò vỗ béo

+ Sử dụng mật rỉ làm chất phụ gia thức ăn trong chăn nuôi bò

+ Mật rỉ nuôi vi sinh (xử lý nước ao tôm, xử lý nước thải)

+ Mật rỉ làm phân bón, trồng rau, tưới cây, nuôi trùn quế…

Một số chỉ tiêu cơ bản của mật rỉ

+ Độ Brix: Mật rỉ đường có độ brix (độ nhớt) giao động từ 72 – 88% nhưng phổ biến nhất là khoảng 75-78%. Để đo được độ Brix ta phải dùng dụng cụ đo là Brix kế (dùng đo độ khô của mật rỉ).

+ Độ đường: Mật rỉ có tổng độ đường từ 46 – 55%, phổ biến nhất là từ 48-52%

Bảo quản mật rỉ đường:

+ Mật rỉ có hiện tượng lên ga (tự sinh hơi) làm tăng thể tích mật, do đó khi chứa mật trong các dụng cụ thì không nên chứa đầy, phải tạo khoảng trống an toàn đảm bảo cho mật giãn nở.

+ Vật dụng chứa mật rỉ đường phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh việc mật rỉ bị nhiễm khuẩn, làm phát triển các vi sinh vật và làm giảm chất lượng mật rỉ.

Vận chuyển mật rỉ đường:

Mật rỉ đường có dạng lỏng, nên khi vận chuyển phải có vật chứa đựng. Tùy vào điều kiện nhận hàng và khối lượng người ta sẽ chọn cách thức vận chuyển cho phù hợp:

+ Tàu, Xà lan: Vận chuyển bằng đường thủy, khối lượng vận chuyển trên 50 tấn.

+ Container (có túi flexibag bên trong): thường được chứa trong cont 20”, khối lượng vận chuyển từ 20 tấn đến 23 tấn.

+ Xe bồn: Vận chuyển bằng đường bộ, khối lượng vận chuyển thường từ 5 tấn đến 30 tấn.

+ Tank nhựa 1000 lít: khối lượng từ 1.000 kg đến 1.200 kg .

+ Can nhựa: khối lượng từ 5 kg đến 42 kg.

Để xem chi tiết hơn về các thông tin của Mật Rỉ Đường (Molasses) vui lòng xem các bài viết chi tiết bên trong website www.Molasses.com.vn

Công ty TNHH Đường Cát Trắng cung cấp mật rỉ đường (molasses): xe bồn (từ 5 đến 30 tấn), đóng can nhựa 40kg… hoặc theo nhu cầu của quý khách.

Liên hệ đặt mua Molasses (Mật rỉ đường):

Công ty TNHH Đường Cát Trắng

Địa chỉ: 38/3C Ấp Tây Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM

Phone: 0902471618 (Ms. Ngọc) ; (028) 66.828.161

Email: duongtinhluyen@gmail.com ; info@sugar.com.vn

Website: www.Molasses.com.vn